Người Việt ta thường dùng nước trà hoặc miếng trầu là đầu câu chuyện.
Với các quốc gia Tây phương, mời nhau uống cà phê là tượng trưng cho lòng hiếu khách. Người ta rủ nhau ra quán làm ly cà phê để có cơ hội tâm sự, đấu láo cũng như bàn bạc chuyện này chuyện nọ. Tại công sở khắp nơi, cà phê thường được pha sẵn để mọi người dùng trong lúc làm việc cũng như vào giờ giải lao. Nhiều người đă đồng nghĩa cà phê với tình bạn và sự thư giăn tâm hồn.Còn đối với các bạn học sinh sau nhiều giờ học, ít giờ ngủ thì cà phê là ly thần dược giúp đầu óc tỉnh táo. Cho nên vừa thức giấc vào buổi sáng mà thưởng thức ly cà phê mới pha thơm phức; ăn bữa cơm trưa lại kèm theo chai nước coca lạnh hoặc thư giăn ở nhà buổi tối với tách nước trà Mạn Hảo, thì trong những nguồn lạc thú đó đều có chung một chất: chất caffeine.
Từ lâu, Caffeine đă được coi như một thứ thuốc có tác dụng kích thích và là một gia vị thực phẩm. Nước uống có chất caffeine đă được thông dụng từ nhiều ngàn năm trên khắp trái đất.
Dù caffeine đă là một trong những chất được nghiên cứu rộng răi nhưng vẫn c̣n nhiều quan điểm khác nhau cũng như ngộ nhận về chất có khả năng một phần nào ảnh hưởng tới tâm tính con người này.
Nguốn gốc cà phê.
Theo huyền thoại, một chú chăn dê ở châu Phi thấy bầy dê của y sau khi ăn những hạt cà phê thì suốt đêm chạy nhẩy, đùa rỡn với nhau. Cậu bèn ăn thử và thấy trong người tỉnh táo ra, có nhiều năng lực làm việc. Cậu ta mang về cho dân làng dùng thử. Mọi người đều thích thú thưởng thức.
Cà phê được trồng đầu tiên ở Châu Phi cả nhiều ngàn năm về trước. Nơi đây dân chúng dùng hạt cà phê như một thứ tiền tệ để mua bán và làm thực phẩm.
Vào thế kỷ thứ 11, cà phê rất phổ thông ở các xứ Ả Rập. Phụ nữ thường uống cà phê để bớt đau bụng khi có kinh nguyệt. Dân Thổ Nhĩ Kỳ lại cho cà phê là loại kích dục tốt. Nhiều tín đồ tôn giáo uống để được tỉnh táo mà cầu nguyện. Nhưng các vị lănh đạo tôn giáo chính thống lại phản đối, cho cà phê là loại nước uống độc hại. Kinh Coran nghiêm cấm và trừng phạt người nào uống nước có caffeine. Mặc dù vậy, số người dùng cà phê vẫn gia tăng.
Cà phê xâm nhập Âu châu vào những năm 1600. Khi thấy dân Ả Rập uống nhiều cà phê quá, giáo sĩ Công giáo phê bình cà phê như một thứ “nước uống quỷ quái” (Devil Drink) để phản ứng cho việc Rượu Lễ của ḿnh bị người theo đạo Hồi gọi là “Nước gây rồ dại” (Demonic Drink). Nhưng Giáo Hoàng Clement VIII lại thấy cà phê có hương vị thơm ngon, ngài ca ngợi và phán:“ Cà phê ngon như vậy mà chỉ dành cho dân ngoại đạo dùng là điều đáng tiếc” và cho phép con chiên được tự do uống.
Vào thế kỷ 17, bên Pháp, cà phê được đặt dưới sự kiểm soát cuả giới y học và được giới thiệu là thuốc trị bách bệnh. Dân chúng rất ưa thích uống cà phê mặc dù giới y học chống đối. Lư do là đă sẩy ra trường hợp uống quá nhiều cà phê đưa đến triệu chứng ngộ độc như mất ngủ, tâm thần khích động, tim đập nhanh và loạn nhịp, chân tay run rẩy, tai ù, hơi thở gấp rút, rối loạn tâm thần, kinh phong.
Các thảo mộc có caffeine
Caffeine có trong nhiều thảo mộc:
Cây cà phê, trồng nhiều ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Hạt cây cà phê rang tới khi nâu đậm sẽ cho một mùi rất thơm và số lượng caffeine là 1- 2 %.
Trà Xanh hoặc trà đen, trồng nhiều ở Đông Nam Á châu mà số lượng caffeine nhiều ít tùy loại và tùy cách chế biến. Trung b́nh tỷ lệ caffeine trong trà khoảng 4%. c- Cây Cola có nhiều ở Tây Phi Châu, Tây Ấn Độ với 3% caffeine
Cây cacao nguyên thủy ở Mexico, nhưng nay được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Hạt cacao cho một lượng caffeine nhỏ.
Cây Guarana là loại cây leo ở Ba Tây, cho lượng caffeine là 3. 5%
Có hai loại cà phê phổ thông trên thị trường:
Coffea Robusta (Cà phê Vối) được trồng ở vùng đất thấp so với mặt biển, nhiệt độ ấm áp như tại các quốc gia miền Đông bán cầu. Loại này dễ trồng, ít tổn phí chăm sóc, cho nhiều hoa lợi nên được sử dụng nhiều để chế biến cà phê bột tan ngay và cà phê hộp. Cà phê này có nhiều ca“ ffeine gấp đôi loại Arabica. Coffea Arabica